13 thg 7, 2011

NHẬT KÝ CHUYẾN ĐI HÀ NỘI - TẬP 8 : KÝ ỨC THẾ GIỚI



Hà Nội, ngày 26.06.2011
Chỉ còn buổi sáng nầy nữa thôi, 12h00 phải thu xếp valise cho xong để chuẩn bị ra sân bay. Chuyến bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh sẽ cất cánh lúc 15h40, Hy vọng thật đúng giờ.
Hôm nay là ngày cuối cùng, khi mình sắp tạm biệt Hà Nội thì nắng đã lên rồi! Vậy cũng hay, như là một ngày nắng đẹp để tiễn chân mình từ Bắc về Nam đây mà.
Từ nhà nghỉ đi bộ một đoạn ngắn tới con hẽm có bán món "Bún dọc mùng".Hôm trước mình và chị Toán có ra đây ăn thử cũng ngon, gồm có bún, bạc hà là dọc mùng,rau thì là, giò heo, vò viên với nước lèo nóng hổi. Hôm nay cũng muốn ăn nhưng không thấy bán. Đi tới một đoạn nữa có quán cafe bán kèm với bánh nướng thấy cũng hấp dẫn lắm! Ngồi ăn bánh nướng uống cafe đá cũng hợp khẩu vị của mình. Chương trình sáng nay là phải kêu một chiếc Honda ôm để đi tới Văn Miếu Quốc Tử Giám, nếu còn thời gian thì tính tiếp. Sau khi trả giá thấy em tài xế cũng hiền nên ăn vội vã rồi đi liền. Thật  tiện lợi là các đểm cần đi cũng
 quanh quẩn trung tâm Hà Nội nên không mất nhiều thời gian đi lại.


Photobucket 

Vừa đến nơi đã thấy một khu di tịch cổ thật trang nghiêm  lẫn trong hàng cây xanh râm mát.

Photobucket

Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày xưa với tường rào thật kiên cố, là một quần thể kiến trúc cổ được xếp hạng " Di tích Lịch Sử Văn Hóa cấp Quốc gia " từ năm 1962. (Sưu tầm)

Photobucket

Phía trước Văn Miếu là nghi môn gồm bốn trụ có bờ tường bằng gạch ngăn cách với ngoài đường cái nhưng đến nay bờ tường ấy đã bị phá đi chỉ còn lại bốn trụ,
gọi là tứ
trụ.

 Photobucket

 Cổng chính bên trên có chữ Văn Miếu môn

Photobucket

Lối dẫn vào  Đại trung môn, hai bên rất nhiều cây cối xanh tươi

Photobucket

Một gốc cổ thụ trong vườn làm tăng thêm vẻ cổ kính của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Photobucket

Gồm cổng chính  là Đại Trung môn

Photobucket

..........Và 2 cổng nhỏ hai bên

Photobucket

 Lối từ Đại Trung môn dẫn vào Khuê  Văn Các

Photobucket

Khuê Văn Các có nghĩa gác vẻ đẹp của sao Khuê, con sao chủ của văn học
Khuê Văn Các  là nơi để  bình phẩm các bài văn hay của các sĩ tử, được Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng vào năm 1805. Khuê Văn Các được ví như một viên ngọc trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và gần đây đã được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
(Sưu tầm)

Photobucket

Qua hai cửa này là đến Thiên Quang tỉnh (ánh mặt trời soi sáng trên mặt giếng) hình vuông, có bao lan bằng gạch xây quanh, in bóng gác Khuê Văn và những vòm lá cây xanh mát.

Photobucket

Khuê Văn Các có kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác.

Photobucket

Hai bên hồ là  hai khu vườn bia Tiến Sĩ gồm 8 dãy nhà che bia

Photobucket

Vào thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám nghe trong lòng bùi ngùi xúc động, nhớ ông cha ta ngày xưa là những bậc hiền tài có công rất lớn với đất nước,đã đem tài trí ra phụng sự nước nhà và mong muốn mở mang văn học cho con cháu đời sau.

 Photobucket

Rùa là một trong tứ linh của Việt Nam cùng với long (rồng), lân, phụng (phượng hoàng) và đặc biệt rùa còn là con vật tượng trưng cho sức sống trường thọ. Vì thế đặt bia đá trên lưng rùa còn có ý nghĩa mong cho tên tuổi các vị tiến sĩ được khắc trên đó sẽ mãi mãi vang danh như biểu trưng của loài vật này.

Photobucket

8 dãy nhà che  82 bia Tiến Sĩ, trên bia ghi tên họ của 1307 vị Tiến Sĩ từ Triều Lê - Mạc
 năm 1442 - 1779.


Photobucket

Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch Bát Tràng. Hai bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu.

Photobucket

Ngày nay,  Đại Bái Đường  là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" vào mỗi mùa thi cử.

Photobucket

Khu Thái Học, Khu này tôn thờ 3 vị vua:
 Lý Thánh Tông, có công xây dựng Văn Miếu
Lý Nhân Tông, có công lập Quốc Tử Giám
Lê Thánh Tông, có công dựng bia Tiến Sĩ

Photobucket

Thời gian đã 232 năm trôi qua với biết bao biến cố làm thay đổi di tích nầy.
Ngày xưa phải là những bậc danh nhân văn thơ lỗi lạc mới dạo bước quanh đây, hôm nay con cháu của người xin mạn phép được bước chân trên lối xưa thềm cũ mà nghe bùi ngùi khi
nhớ đến tổ tiên.


Photobucket

Tựa cổng Đại Trung Môn nhớ về một thời quá xa hơn hai thế kỷ!

Photobucket

Dạo bước trên lối đi thơ mộng qua những cổng nhỏ có hoa văn thật đẹp lại tưởng tượng ngày xưa.......... Ngày xưa cảnh vật vừa xinh đẹp vừa thơ mộng hơn bây giờ nhiều lắm, mình thích ngày xưa hơn.

Photobucket

Trở ra Văn Miếu Môn, chuẩn bị ra về.........


Photobucket

Ghé qua khu vườn kế bên,  vừa ngồi nghỉ chân vừa hóng mát một chút


Photobucket

Ô! Thêm cảnh đẹp mà lạ nữa đây!
Nhìn đồng hồ gần 10h00, đành kết thúc chuyến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở đây rồi.


Photobucket

Mong có một ngày trở lại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thong thả hơn khi chiêm ngưỡng
82 bia Tiến Sĩ và thăm viếng đầy đủ hơn. Ngày 09.03.2010 82 bia Tiến Sĩ đã được công nhận và ghi vào danh sách " KÝ ỨC THẾ GIỚI " của UNESCO  khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đây là niềm tự hào rất lớn của dân tộc Việt Nam đối với bạn bè thế giới. Riêng với mình là một điều không thể nào quên!
(Còn tiếp)

2 nhận xét:

  1. Thích quá hả chị ..gió chưa được ra bắc lần nào

    Trả lờiXóa
  2. Chị cũng là lần đầu tiên đó em, rất thú vị !

    Trả lờiXóa