Buổi trưa 24.06.2011 ở nhà chị Vô thường uống trà chờ mưa tạnh, nhưng hình như không có vẻ gì là sắp ngớt mưa. Anh Dũng nói "thôi mình cứ đi,nếu mưa lớn thì tìm nơi trú chứ em còn rất ít thời gian mà ngồi ở nhà thì làm sao biết được HN".Anh nói cũng đúng, thật ra mình chỉ ái ngại khi anh Dũng phải đi ngoài mưa gió, chỉ sợ anh bệnh thôi! Thế là hai anh em tạm biệt chị Vô thường xách dù bắt đầu cho chuyến dạo chơi Hà Nội, đầu tiên là hồ Gươm vì rất gần nhà chị Vô thường và đi bộ cũng tiện.

Ô! Hồ Gươm trong mưa càng thêm thơ mộng! Mới nhìn chỉ một góc hồ mà đã ngẩn ngơ rồi!

Mặc dù mưa nhiều nhưng anh Dũng cũng thật chịu khó để mình có những tấm hình quá tuyệt nầy, nếu đi chơi Hà nội mà không mang máy ảnh thì không còn gì thú vị nữa, danh lam thắng cảnh của đất nước mình mà không lưu lại thì quả là thiếu sót lớn!
Người mặc áo trắng bên hồ là anh Dũng đang vất vã trong mưa để mình có những hình ảnh kỷ niệm vô giá nầy.
Mặc gió mưa vẫn tranh thủ làm dáng làm duyên! Cũng may mà anh Dũng gợi ý chụp hình kỷ niệm nên mình cũng không còn ngần ngạị. Ôi! Người anh Hà Nội xưa thiệt là điệu hết ý, em vô cùng cám ơn anh.

Nhìn những tàng cây cứ thả mình trên mặt hồ càng làm cảnh hồ Gươm thêm phần quyến rũ!

Nhìn qua cầu Thê Húc vẫn còn lất phất mưa bay!
Một nét rất riêng của Hà Nội

Liễu cứ rũ trên mặt hồ
Và phượng vỹ cũng thích nghiêng mình soi bóng nước

Liễu rũ bên hồ, còn gì thơ mộng hơn nữa phải không?

Đang đứng trên cầu Thê Húc, mặc dù trời mưa bão nhưng du khách cũng đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hà Nội rất đông!

Cầu Thê Húc có nghĩa là nơi đậu ánh sáng mặt trời buổi sớm .( Sưu tầm)

Lối dẫn vào đền Ngọc Sơn
Trước cổng đền Ngọc Sơn

Nơi có tháp Bút.
Tháp Bút với ý “tả thanh thiên”, viết lên trời xanh, nghĩa là muốn hướng đến
cái cao cả, trong sáng!

Và Đài Nghiên .
Ý tưởng này được các sỹ phu Bắc Hà ở cuối thế kỷ XIX nghĩ ra, mà người đầu tiên khởi xướng là Nguyễn Văn Siêu,còn gọi là " Thần Siêu"
Đài Nghiên thì có bài minh 64 chữ như sau:

Ô! Hồ Gươm trong mưa càng thêm thơ mộng! Mới nhìn chỉ một góc hồ mà đã ngẩn ngơ rồi!

Mặc dù mưa nhiều nhưng anh Dũng cũng thật chịu khó để mình có những tấm hình quá tuyệt nầy, nếu đi chơi Hà nội mà không mang máy ảnh thì không còn gì thú vị nữa, danh lam thắng cảnh của đất nước mình mà không lưu lại thì quả là thiếu sót lớn!
Người mặc áo trắng bên hồ là anh Dũng đang vất vã trong mưa để mình có những hình ảnh kỷ niệm vô giá nầy.

Mặc gió mưa vẫn tranh thủ làm dáng làm duyên! Cũng may mà anh Dũng gợi ý chụp hình kỷ niệm nên mình cũng không còn ngần ngạị. Ôi! Người anh Hà Nội xưa thiệt là điệu hết ý, em vô cùng cám ơn anh.

Nhìn những tàng cây cứ thả mình trên mặt hồ càng làm cảnh hồ Gươm thêm phần quyến rũ!

Nhìn qua cầu Thê Húc vẫn còn lất phất mưa bay!

Một nét rất riêng của Hà Nội

Liễu cứ rũ trên mặt hồ

Và phượng vỹ cũng thích nghiêng mình soi bóng nước

Liễu rũ bên hồ, còn gì thơ mộng hơn nữa phải không?

Đang đứng trên cầu Thê Húc, mặc dù trời mưa bão nhưng du khách cũng đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hà Nội rất đông!

Cầu Thê Húc có nghĩa là nơi đậu ánh sáng mặt trời buổi sớm .( Sưu tầm)

Lối dẫn vào đền Ngọc Sơn

Trước cổng đền Ngọc Sơn

Nơi có tháp Bút.
Tháp Bút với ý “tả thanh thiên”, viết lên trời xanh, nghĩa là muốn hướng đến
cái cao cả, trong sáng!

Và Đài Nghiên .
Ý tưởng này được các sỹ phu Bắc Hà ở cuối thế kỷ XIX nghĩ ra, mà người đầu tiên khởi xướng là Nguyễn Văn Siêu,còn gọi là " Thần Siêu"
Đài Nghiên thì có bài minh 64 chữ như sau:
dịch thơ:
Xưa từng:
Chọn mạch đặt nghiên,
Chú Kinh Đạo Đức
Đẽo nghiên vuông vức,
Hán sử chép thêm
Nghiên đá này xem
Tượng, hình có khác,
Chẳng vuông, chẳng tròn,
Chứa nhiều công dụng.
Chẳng cao chẳng thấp
Chọn đúng giữa chừng
Hồ Gươm, soi nước
Tháp Bút nhìn sang.
ứng Thượng Thai mà tỏa mây quầng,
Nuốt nguyên khí mà mài trời rộng.
(Bản dịch của Ngô Văn Phú)
Theo giáo sư Ngô Ngọc Liễn thì: “Nhớ những khi còn nhỏ, đã được nghe các bậc cha, chú kể là: Nghiên đá của thần Siêu vào một giờ nhất định trong ngày nắng, bóng ngọn bút trên Tháp Bút in đúng vào lòng nghiên (ở Đài Nghiên - NVP), và những đêm trời đẹp, sao sáng thấy được sao Thượng Thai soi bóng trong lòng nghiên đầy nước”. (Theo Từ Hải, bộ từ điển lớn của Trung Quốc, Thượng Thai là một ngôi sao sáng ở chòm Đại Hùng)
(Sưu tầm)
Khi anh Dũng đưa vào đây anh vừa chụp hình vừa kể lại tích xưa cũng giống như bài sưu tầm nầy vậy, nhưng vì hôm ấy trời mưa quá không ghi chép gì được.
Vừa nghe anh kể xong tích xưa thì trời lại đổ mưa lớn hơn, hai anh em lật đật trở ra cầu Thê Húc tiếp tục đi cho giáp một vòng hồ Gươm.
Vì khi vòng qua phía bên nầy mới chụp được hồ Gươm ở góc cạnh đẹp hơn.

Cảnh thơ mộng hơn
Và thấy rõ nét rêu phong cổ kính
Khung cảnh thiên nhiên phối hợp trong mưa mới thơ mộng làm sao!
Trời càng mưa làm cảnh hồ Gươm càng thêm lôi cuốn du khách miền Nam rồi!
Mặc cho giông gió cứ làm bật dù lên nhưng cũng không ngăn bước hai anh em
đang "say "cảnh hồ Gươm trong mưa gió.
Và lại tiếp tục đi qua những phố phường cho hết buổi chiều nay. Anh Dũng ơi, em cảm ơn anh đã cùng em đội mưa mà đi...............
(Còn tiếp)
(Sưu tầm)
Khi anh Dũng đưa vào đây anh vừa chụp hình vừa kể lại tích xưa cũng giống như bài sưu tầm nầy vậy, nhưng vì hôm ấy trời mưa quá không ghi chép gì được.

Vừa nghe anh kể xong tích xưa thì trời lại đổ mưa lớn hơn, hai anh em lật đật trở ra cầu Thê Húc tiếp tục đi cho giáp một vòng hồ Gươm.

Vì khi vòng qua phía bên nầy mới chụp được hồ Gươm ở góc cạnh đẹp hơn.

Cảnh thơ mộng hơn

Và thấy rõ nét rêu phong cổ kính

Khung cảnh thiên nhiên phối hợp trong mưa mới thơ mộng làm sao!

Trời càng mưa làm cảnh hồ Gươm càng thêm lôi cuốn du khách miền Nam rồi!

Mặc cho giông gió cứ làm bật dù lên nhưng cũng không ngăn bước hai anh em
đang "say "cảnh hồ Gươm trong mưa gió.

Và lại tiếp tục đi qua những phố phường cho hết buổi chiều nay. Anh Dũng ơi, em cảm ơn anh đã cùng em đội mưa mà đi...............
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét