Yêu thiên nhiên, yêu màu tím, thích ca hát, nghe những tình khúc vượt thời gian, uống cafe nghe nhạc và tán gẫu với bạn bè, ghiền xách máy ảnh lang thang...............
30 thg 7, 2011
24 thg 7, 2011
DẦM MƯA!

Trời đất! Có dù sao hỏng che?

Còn cười duyên!

Làm dáng nữa kìa!

Chưa lên cầu Thê Húc nên đi hỏng đành!

Với lại lâu lắm rồi mới được.............dầm mưa!

Nên cứ ung dung dưới trời mưa gió......

Nhưng hỏng xong rồi! Mưa to gió lớn làm cây dù bật lên muốn lôi mình bay xuống hồ!
Ghê quá! Lật đật chạy xuống cầu thiệt lẹ!

Và về nhà mau mau để..............trùm mền kín mít! Hihihihi
22 thg 7, 2011
HỘI THI NẤU ĂN " HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ" CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LẦN 2 / 2011
Trong 3 ngày từ 18 đến 20/7/2011, 21 gia đình văn hóa tiêu biểu thuộc 6 tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ, bao gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai tham dự Ngày hội văn hóa gia đình đã cùng nhau in dấu tay cam kết “Cùng xây tổ ấm”, tham gia thi đấu thể thao; thi nấu ăn “Hương vị quê nhà” và thi kỹ năng xây dựng “Gia đình hạnh phúc”.
Ngày hội văn hóa gia đình các tỉnh miền Đông Nam bộ nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, đồng thời là dịp cho các gia đình văn hóa tiêu biểu của các tỉnh, thành trong khu vực miền Đông Nam bộ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Sau 3 ngày tranh tài, giải nhất toàn đoàn thuộc về BR-VT 1; đoàn Đồng Nai và Bình Dương giành giải nhì. Giải nhất thi nấu ăn thuộc về đoàn Bình Thuận; Giải nhất kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc được trao cho đoàn Đồng Nai; Giải nhất môn thi kéo co thuộc về đoàn BR-VT 1; Đoàn Bình Phước được trao giải nhất môn đá banh vào cầu môn và đoàn
Bình Dương đoạt giải nhất môn chuyền tắc.
(Sưu tầm)
Vì bận bịu chuyện nhà nên mình không tận mắt chứng kiến và ghi hình hội thi nầy, dưới đây là những hình ảnh của các cháu chụp được lúc ban giám khảo chấm điểm và công bố giải.
Phần thi nấu ăn với chủ đề : Hương vị quê nhà.
Đoàn Bình Thuận giải nhất với món ăn "Lẫu thả"
Đoàn Đồng Nai giải nhì với những món ăn chế biến từ bưởi như "Gỏi bưởi, chè bưởi và rượu bưởi"
Và đây là đoàn Bình Dương đoạt giải ba với món ăn quê nhà đã có từ rất lâu đời, đó là món " Bánh bèo bì" và món "bì cuốn". Nhìn thật đẹp mắt và hấp dẫn quá đi mất! Thơm bì ,thơm nước mắm rồi lại thơm rau với mỡ hành! Thèm thiệt đó nha.
Gia đình tham gia nấu nướng chỉ có 4 thành viên thôi, đây là lực lượng hùng hậu đi theo ủng hộ gà nhà
Cũng như những lần thi trước món ăn đã được gia đình bác tám chuẩn bị rất công phu về chất lượng cũng như cách trang trí nhìn rất đẹp mắt và ấn tượng vẫn là phần giới thiệu về món ăn.
Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu 1 đồng giải ba với các món hải sản và trang trí bằng cách cắt tỉa thật đẹp mắt.
Đoàn Tây Ninh giải khuyến khích với món " Bánh tráng Trảng Bàng và
bánh canh"
Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu 2 giải khuyến khích với món " Bánh hỏi, chả giò với thịt quay"
Đoàn Bình Phước giải khuyến khích với món ăn rất đặc biệt của vùng miền " Đọt mây và lá nhíp xào với thịt bò"
Sáng 20/7, tại rạp Duy Tân TP.VT, Ngày hội gia đình văn hóa các tỉnh miền Đông Nam bộ lần II-2011 do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đăng cai tổ chức đã chính thức bế mạc.
16 thg 7, 2011
NHẬT KÝ CHUYẾN ĐI HÀ NỘI - TẬP 10 : TẠM BIỆT THÀNH PHỐ CỔ MỘNG MƠ!
Sau khi kiểm soát hành lý đâu đó xong xuôi, đi kiểm tra một lần nữa coi có bỏ quên gì không. Lúc nầy trong phòng chỉ còn mình là người cuối cùng rời nhà nghỉ. Ôi! sao trống vắng trước sau quá! Khung cảnh càng thêm vắng vẻ vì hôm nay là Chủ nhật cơ quan chẳng có bóng người. Kéo valise ra ngoài, đóng cửa tạm biệt căn phòng vui nhộn mấy ngày qua.

Lưu luyến chỗ trọ, nhớ cô em (Lan) thật vui vẻ, nhiệt tình!

lúc đi nên cứ còn lưu luyến!

Khung cảnh nầy đã trở thành quen thuộc mỗi ngày đi về mấy lượt, nhưng nay thì sắp xa rồi!

Cổng bảo vệ,mỗi ngày ra vô cười chào mấy bận, bây giờ đã đến lúc chia tay! Mấy cô cháu mình tạm biệt nghen Hiệp. Cám ơn con đã cho cô những tấm hình kỷ niệm nầy..
Đẹp trai quá chừng mà nhất định không chịu chụp hình!

Ngày đến thật bỡ ngỡ, ngày đi đã hết sức thân quen ! Số 3 - ngõ 84 - phố Ngọc Khánh.

Mình đi ngõ vắng buồn hiu hắt!

Lại đi trên đường Bắc Thăng Long để đến sân bay Nội Bài. Nghe lời anh Dũng tiết kiệm được 200.000 đồng mà vẫn rất thoải mái với 2 lượt taxi hihihi

Sân bay Nội Bài thênh thang..............

Thấy mình càng thêm lẻ loi, đơn độc!

Không có ai người thân, nhớ tới không khí rộn ràng và tiếng cười của các cháu yêu ở sân bay Tân Sơn Nhất,

Đành ngồi ở phòng chờ đợi ngắm máy bay lên xuống cho đỡ buồn!

Máy bay thuộc hãng hàng không Korean (Hàn quốc) sắp cất cánh.

Xe bus sẽ đưa hành khách ra bãi đáp để lên máy bay.

Boeing 777 đang khởi động lúc 15h40, rất đúng giờ!

Di chuyển về phía đường băng.....

Rồi bắt đầu tăng tốc!

......Và cất cánh bay vào không gian bao la!
Lúc nầy mình thật sự tạm biệt Hà thành cổ kính và nhiều mộng mơ! Tạm biệt những ngày rong chơi trong mưa đầy lý thú! Xin gởi lại những người bạn của mình tình cảm quý mến với một chút sắc màu gốm sứ Bình Dương. Và trong lòng luôn nhớ hoài tấm chân tình
của những người bạn Hà Nội mến yêu!
14 thg 7, 2011
NHẬT KÝ CHUYẾN ĐI HÀ NỘI - TẬP 9 : NHỮNG CÔNG TRÌNH NỔI TIẾNG!
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer, (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ "1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris". (Sưu tầm)

Cầu gồm 20 bệ trụ xây và mố, với chiều sâu 30m và cao 13,5m tính mức nước thấp nhất. Phía hữu ngạn có cầu vòm dài 800m, toàn thân cầu là 2.500m. (Sưu tầm)

Đây đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới - được mệnh danh là tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội - chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ.(Sưu tầm)

Thời gian và những biến cố đã làm thay đổi nét duyên dáng của cây cầu ngày xưa

Những nhịp cầu ngày xưa một thời lộng lẫy!

Nhưng nay đã bị lỡ nhịp rồi!

Nét độc đáo nhất của cây cầu là đường bộ hai bên, đường sắt ở giữa lối đi bên trái. Tháng 2/1902 khánh thành cầu, cũng là nối liền con đường Hà Nội, Hải Phòng và đặt khúc đường sắt đầu tiên của đường sắt xuyên Đông Dương. Khi ấy, Long Biên là một trong 4 cây cầu lớn nhất thế giới, nổi bật nhất ở Viễn Đông.

Đường tàu Nam Bắc.

Xuôi ngược Bắc Nam nối liền duyên tình người dân Việt

Ở cầu Long Biên nhìn sang thấy cầu Chương Dương
Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.

Khởi công xậy dựng từ năm 1983 - 1986, có chiều dài 1.230m gồm 21 nhịp trong đó có 11 nhịp thép và 10 nhịp bê tông.(Sưu tầm)

Nhìn cầu Chương Dương có vẻ khang trang mới mẽ, 4 làn xe hai chiều lúc nào
cũng đông đúc(Sưu tầm)

Cầu Long Biên nhìn từ cầu Chương Dương qua, dòng sông Hồng lúc nầy thật êm ả.

Ra khỏi cầu Chương Dương lại trở về khu phố cổ, ghé cửa hàng ô mai mua thêm để làm quà.

Thật đẹp mắt khi chạy trên con đường gốm sứ ven sông Hồng. Một bức tranh gốm sứ thật đa dạng hoa văn và sắc màu rực rỡ!

"Con đường gốm sứ" dài gần 4.000 mét, với tổng diện tích là khoảng 7.000 m2.

Bức tranh do 20 nghệ sĩ Việt Nam, 15 nghệ sĩ quốc tế, 50 sinh viên mỹ thuật, cùng 100 nghệ nhân và thợ thủ công thực hiện, mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long, Ninh Thuận...

Tháng 10/2010, "Con đường gốm sứ ven sông Hồng" - công trình kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được khánh thành và nhận kỷ lục Guinness thế giới

Xe chạy ngang một tháp nước cổ ở hàng Đậu.

Tháp nước Hàng Đậu, công trình xây dựng năm 1894, trước cả cầu Long Biên, nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. (Sưu tầm).
Hai tháp nước này được xây dựng bằng đá phá thành Hà Nội vào năm 1894, cùng xây theo một kiểu nên giống nhau như hệt. Đài xây hình tròn, đường kính 19 mét, tường cao hơn 20 mét, kể cả nóc là 25 mét, hình chóp nón.
Với tổng dung tích 2.500 m3, vào cuối thế kỷ 19, đầu 20, nước từ nhà máy được đưa lên hai tháp để phân phối theo ống dẫn đi khắp nơi trong thành phố. (Sưu tầm)

Tháp nước Đồn Thủy nằm lọt vào XN kinh doanh nước Sạch Hoàn Kiếm
không còn giữ được kiến trúc ban đầu.(Sưu tầm)
Nhìn đồng hồ gấn 11h00 rồi, đành tạm biệt Hà Nội thôi! Quay về nhà nghỉ ăn uống, sắp xếp valise, nghỉ ngơi chừng nửa tiếng là ra sân bay.
Tiếc quá không còn đủ thời gian nữa, đành hẹn lần sau rồi!
(Còn tiếp)