Khép lại 6 ngày diễn ra Vòng sơ tuyển cuộc thi Tiếng hát mãi xanh, đã có không ít những điều cảm động khó quên vẫn còn đọng lại, nếu với các thí sinh đó là niềm vui thì với những ai làm công tác tổ chức cuộc thi này là những điều bất ngờ, sâu lắng nhất.
Một buổi trưa yên ắng, bất chợt tất cả những ai đang ngồi ở hội trường A, Nhạc viện TP.HCM đều bị thu hút bởi tiếng đàn và tiếng hát vang vang đâu đó. Không phải mất quá lâu, chúng tôi đã nhận ra tiếng đàn hát ấy từ cửa phòng thi bảng 2, thì ra đó là 4 bác thí sinh đang ngồi cùng nhau, hát cho nhau nghe. Lân la hỏi chuyện mới biết cả bốn bác chưa hề quen biết trước, chỉ mới biết nhau cách đây năm mười phút. Trong đó có bác Nguyễn Văn Thường và bác Trần Thanh Long là người Sài Gòn, bác Nguyễn Thành Tâm từ Phan Thiết và bác Nguyễn Đạt Hoan ở Thủ Đức. Bác Đạt Hoan (61 tuổi) cho biết “Từ bốn phương trời tụ tập về đây, chưa ai biết ai nhưng qua tiếng hát mọi người quen biết nhau, gần gũi và thân thiết.”
"“Từ bốn phương trời tụ tập về đây, chưa ai biết ai nhưng qua tiếng hát mọi người quen biết nhau, gần gũi và thân thiết.”
Chia sẻ của cụ Trần Thị Đường (79 tuổi) thì khiến chúng tôi không khỏi xúc động, đã quen với hình ảnh người trẻ cổ vũ cho người lớn tuổi thì nay chúng tôi lại biết được những trường hợp ngược lại. Nhìn bà bước đi rất khó khăn, đến hỏi thăm chúng tôi mới biết bà bị đau khớp, mà nói như bà là “do cái tuổi”, đau đi không được, quãng đường bằng 10 phút đi bộ bà cũng phải ngồi xe. Vậy mà bà vẫn cố gắng theo hai người con là chị Võ Thị Ngọc Yến (1970) và chị Võ Thị Thanh Hải (1968) từ Gia Lai xuống Thành phố cổ cũ cho con. Chị Ngọc Yến còn chia sẻ thêm: “Tôi bỏ hai đứa con ở nhà với ông xã, nhà đang sửa nữa chứ, bộn bề lắm. Đi thi cho vui, chờ nửa cuộc đời rồi mới có cuộc thi như thế này.” Nghe mà ấm lòng!
Bà Trần Thị Đường (79 tuổi)
Hai thí sinh Võ Thị Ngọc Yến (1970) và Võ Thị Thanh Hải (1968)
Chiều hôm nay 10.04.2011, buổi thi cuối cùng của Vòng sơ tuyển đã thêm một chuyện xúc động khác. Thật đúng với ý nghĩa của cuộc thi “Hát cho thỏa đam mê. Hát cho đời xanh mãi!” khi thí sinh Dương Thị Hoàng (62 tuổi) đã vượt qua sự đau đớn của bệnh giãn tĩnh mạch, cô bỏ nạn khỏi chân và cố gắng đứng vững trên sân khấu để hát cho trọn vẹn lời bài hát Ô mê ly. Mặc dù đã gần như ngất xỉu trên sân khấu nhưng cô vẫn hát, miệng vẫn cười rạng rỡ niềm hạnh phúc. Cô bộc bạch: “Lúc đó cái chân đau lắm nhưng được hát trước mọi người dù đau nhưng tôi vẫn vui.” Câu chuyện của cô lại nhắc chúng tôi nhớ đến trường hợp của chú Nguyễn Mạnh Hiền (55 tuổi). Với đôi tay chống nạn, chú bước lên sân khấu, buông bớt một nạn và hát. Nghe chú chia sẻ với nụ cười trên môi và đôi mắt sáng, “Tôi chỉ ước gì được mang chân giả đứng hát cho tự tin.” mà chúng tôi thật không khỏi bùi ngùi, cũng vì một lẽ nếu chú mang chân giả sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển nên chú đành chống nạng như thế.
Thí sinh Nguyễn Mạnh Hiền
Và cũng thật xúc động, khi một thí sinh đã gửi tặng BTC cuộc thi một bài thơ do chính cô sáng tác. Đó là cô Hồ Thị Ngọc Mai (Ấp Xã Lới, xã Tân Trung, Thị xã Gò Công, Tiền Giang) cảm tác từ cuộc thi, đã viết nên “Tôi yêu”
Thí sinh Hồ Thị Ngọc Mai
TÔI YÊU…
Tôi yêu Tiếng hát mãi xanh
Như yêu sông nhỏ chạy quanh xóm làng
Vẳng nghe tiếng hát rộn ràng thật hư
Thôi thì ta viết lá thư
Gửi lên bài hát đôi từ “dấu yêu”
Sáng lên một ánh nắng nhiều
Sáng lên một ánh lửa chiều hoàng hôn
Lẳng nghe tiếng nhạc vang dồn
Lắng nghe khúc nhạc thổi hồn bay cao
Quả thật, những câu chuyện, những điều mắt thấy tai nghe như thế từ những góc thật nhỏ của cuộc thi Tiếng hát mãi xanh đã như tiếp thêm sức cho tất cả những ai đang góp sức cho cuộc thi này.
THMX
10.04.2011
Cuộc thi nầy thật ý nghĩa, vui quá KP héng.
Trả lờiXóaMình đi ủng hộ cô em gái vậy là gặp ba mẹ con của dì Đường,mới gặp mà như đã quen lâu lắm rồi vậy.Ngọc Yến dự thi bài hát"Mùa hoa cải" mình nghĩ phải hạng nhất mới đúng,vừa hát hay vừa diễn rất cảm xúc,nghe thật là quá đổi tuyệt vời!
Trả lờiXóa