30 thg 4, 2011

HỌP MẶT NĂM 2011 - TẬP 2: HÔM NAY TRỞ LẠI NHIỀU KHUÔN MẶT MỚI

  Khi những chú ve sầu bắt đầu cất giọng ngân vang và hàng phượng vỹ trổ những bông hoa đầu tiên,thì cũng là lúc chúng mình cùng hẹn gặp nhau vào một ngày cuối tháng tư đầy kỷ niệm.



Photobucket

Mùa hè chỉ có hoa phượng mà thôi!
Màu hoa phượng thắm như máu con tim,mỗi lần hè thêm kỷ niệm.............
Đã bao mùa hè đi qua là biết bao kỷ niệm chất chứa trong lòng chúng mình


Photobucket

Mình hỏi các bạn có náo nức không?Có mong đợi ngày nầy đến không?Không có tiếng trả lời chỉ nghe nhỏ Phượng  vừa canh bấm máy vừa lập đi lập lại"hỏng có náo nức gì hết".Nhưng thật ra, nhìn trong ánh mắt và nụ cười rạng rỡ trên môi của các bạn  như nói lên bao điều về một ngày thật ý nghĩa với Thầy trò và tình thân bè bạn.

Rồi mình mời Thầy:"Thầy ơi cũng như mọi năm em mời Thầy lên có đôi
lời "chỉ biểu" nha Thầy.

  Photobucket

Trông Thầy vẫn còn phong độ của Thầy Hiệu trưởng cấp 3 ngày xưa.
Thầy nói:"Bây giờ mấy đứa lớn hết rồi,già hết rồi,làm ông ngoại bà ngoại hết rồi, Thầy không có chỉ biểu gì nữa.Mỗi năm gặp lại đông đủ như vầy là Thầy vui rồi,vậy thôi Thầy hỏng có đọc diễn văn chi cho vài dòng".Vỗ tay hoan hô Thầy và bắt đầu nhập tiệc.

Photobucket

Vừa tuyên bố nhập tiệc là Thầy trò cụng ly chúc sức khỏe và mừng ngày gặp lại.
Chị Thủy  làm coi xôm tụ vậy chứ chừng một ly là da mặt ửng đỏ như.......da gà nòi vậy!
Nhưng nhờ vậy mà không khí trở nên sôi động và vô cùng khí thế!

Photobucket


  Thầy trò gặp nhau tay bắt mặt mừng!
Mà hình như là Tân với Tấn Thành đang xúm nhau kể tội Nghiệp thì phải.
Tân(áo trắng)là "chủ xị" của bên con trai,có nhiệm vụ thông tin liên lạc mỗi khi có chuyện và phải luôn có mặt vì nếu không bên con trai tự nhiên ĩu xìu,mất khí thế hết trơn

Photobucket

Từ trái qua là Thầy Ô Hoàng Khanh dạy văn,Thầy Đỗ Thế Vinh dạy Pháp văn.Hai Thầy đều ở Dĩ An,năm nào hai Thầy cũng đến với bọn mình thật là tình cảm
Kế đến là Mão cũng là người tham gia năm đầu tiên,Nam là thành phần nồng cốt năm nào cũng có mặt,Nhàn đã nhiều năm gián đoán năm nay cũng trở lại với bạn bè để chung vui,hoan hô tinh thần của các bạn mình

Photobucket

Năm nay trở lại nhiều khuôn mặt mới...
Mới là mới tham gia họp mặt năm nay chứ cũng là bạn bè thân thiết cũ
Vừa Thấy chị Thu(áo trắng) và Kiều Loan(Complet xám) ai cũng reo mừng!
Kiều loan (áo xám)hôm nay chịu dời bước là nhờ có Ngọc Xứng (áo đen)rủ rê.
Còn chị Thu chắc vì thương mình cầm thiệp tới tận nhà với lại lâu rồi cũng nhớ bạn bè ,phải hôn chị Thu?

Photobucket

Hai"chủ xị" đang quan sát tình hình chung, nhìn góc nào cũng thấy mọi người đang thăm hỏi nhau thiệt là tình cảm,Thầy trò vẫn đậm đà tình nghĩa và bè bạn vẫn thân thiết như thưở nào.
Cô Nhỏ dạy toán là người mặc complet màu ngà rất gần gũi và thân thiết với tụi mình.Cô cứ căn dặn là:"Nếu trong nhóm mầy em có hữu sự thì cứ gọi cho Cô,Cô còn tự chạy xe được mấy em đừng ngại gì hết"Tụi em biết tấm lòng của Cô đối với tụi em nhưng không thể nào để Cô phải lo lắng nhiều cho tụi em như vậy Cô à.

Photobucket

Lịch(mặc áo xanh) từ hồi đi học đến bây giờ vẫn còn giọng ngâm rất tuyệt!Quang Tuyến(mặc áo trắng ngồi kế bên) cũng rất thích thơ và còn biết thổi sáo nữa,nên phối hợp thành một đôi ngâm thơ thổi sáo rất tuyệt vời!Tiếc là năm nay Q.Tuyến không được khỏe nên không mang theo cây sáo.
Chị Trà Hồng lúc nào cũng nhỏ nhẹ ,dịu dàng với mọi người

Photobucket

Bên nam lúc nào cũng sôi động hơn....

Photobucket

Châm cho đầy và cùng nâng ly!

Photobucket


Còn bên nữ thì đằm thắm dịu dàng,chỉ nghe râm rang thăm hỏi trong bàn tròn

Photobucket

 Hay  nhìn nhau rồi cười mĩm chi như Bạch Tuyết nè

Photobucket

Hay như Huệ"xì-lô" (áo vàng chấm đen)đi họp bạn đã chín mười lần mà vẫn còn rụt rè,khép nép,e lệ làm sao!
Sở dĩ gọi Huệ"xì-lô" là vì hồi xưa đi học Huệ nổi tiếng là điệu nhất,đi chậm nhất và rụt rè, e lệ nhất.Phong cách ấy vẫn giữ mãi cho tới hôm nay không hề thay đổi.Vậy chứ Huệ là thợ may số một đó nha,bằng chứng là có lần mình đi thi mặc đầm dạ hội của Huệ may được hạng nhất đó,tài ghê chưa?

Photobucket

Thường thì bên nam lúc nào cũng mạnh dạn tới hỏi thăm và cụng ly với bên nữ giống như Nghiệp đang nói gì mà Ngọc Xứng cười quá chừng còn Kim Liên đang vô 20%!

Photobucket

Còn Tấn Phước đang thâm hỏi bạn Ngọc Thu ở Kiên Giang từ xa mới về,tình bạn dù có xa xôi nhưng vẫn thân tình.

Photobucket

Hội độc thân đang hội ý gì đây?Có ai sắp ra khỏi hội không vậy?Đừng để tui ở lại một mình nha.
Nội bên góc trái đã có tới3 người độc thân rồi!Tấn Phước (ngồi áo trắng),chị Thu (đứng kế bên áo trắng),và Thanh Hòa(complet tím)

Photobucket

Woa!Thầy trò không hẹn mà đều áo trắng tinh khôi!Nhìn xa xa bạn tôi không khác nam sinh trung học chút nào!
Hèn chi Hồng Tấn(đứng sau thầy Trần Anh) bị bên nam chê"sữa "quá! Còn bên nữ khen"mi- nhon" quá!

Photobucket

Còn đây là ba nàng duyên dáng áo hoa!

Photobucket

Trời đất ơ! Hèn chi mà thấy sáng rực một góc phòng!Thật là muôn màu muôn vẻ trông mấy nàng thật là .............xí xọn đáng yêu!

Photobucket

Đã vậy còn tạo dáng mỗi người mỗi kiểu nữa kìa! Kiểu của phượng tím là....oai nhất,hỏng sợ ai ăn hiếp! hihihi


Photobucket

                      _ Thạch: Thầy ơi,hồi xưa em khen cô Trang"Cô càng giận càng đẹp" mà bị mời lên phòng Giám thị đó Thầy.
                        _ Thầy: Ừ, hồi xưa tại  tụi bây chọc phá Cô quá mà                                                       
                         _   Thạch: Bây giờ gặp lại em vẫn khen cô đẹp như xưa!                                                                                                                                                                                               
                           _ Thầy:  Hồi xưa cổ giận còn bây giờ cổ cười phải hôn?                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     (Còn tiếp)                                                                                                                                                             

27 thg 4, 2011

HỌP MẶT NĂM 2011 - TẬP 1: NHỮNG CÂU CHUYỆN THÂN TÌNH XOAY QUANH CÁI BÀN THU TIỀN

Vì mang cái mark "Độc thân rảnh rang" nên năm nào mình cũng đi tới nơi họp mặt thật sớm để lo các cái cho chu đáo và có nhiệm vụ là ................thu tiền!
Bàn thu tiền là nơi thu hút mọi người tới lui nhiều nhất,gặp nhau tay bắt mặt mừng,thăm hỏi vài câu rồi lo thủ tục đầu tiên luôn thể!

Photobucket


Nên có khi gặp lại bạn bè mình cười và đưa tay ra hiệu chào thì liền bị (thường là mấy anh)
"xài xể" :
       _Lâu ngày mới gặp nhau chưa thăm hỏi câu nào đã đòi tiền rồi!          
 _Hihihi,tình cảm là chính, tiền bạc là mười mới tròn trịa nghĩa tình!
    _Thủy(người ngồi):Hộ nghèo có miễn giảm hôn?                               
                        _Phượng:Chà!(vừa nói vừa trề miệng dài cả thước),nếu Thủy là  hộ nghèo chắc tui là hộ mạt quá!  

 Chẳng những hỏng miễn giảm mà phải tăng lên vì vật giá leo thang quá trời quá đất nè!
Chỉ vậy thôi mà cảm thấy tình bạn bè sao gần gũi và  thân thiết biết mấy!.

Photobucket

Cũng là nơi mấy chị em bạn gái hàn huyên tâm sự,kẻ ở Dĩ An ( 2 Phượng) người nơi Thủ Đức,(Kim Anh với Cao Hồng) còn Ngọc Thu thì xa tít Kiên Giang!
Một năm chỉ có dịp nầy để gặp nhau thôi!

Photobucket

Thầy cũng ngồi xuống vừa coi hình ảnh năm qua vừa thăm hỏi đứa nầy đứa nọ.Còn trò thì cứ nói"Tụi em già gần bằng Thầy rồi Thầy ơi!"

Photobucket

Thầy trò vui vẻ chuyện trò,còn mình thì thu tiền thật là "chăm chỉ"!

Photobucket

_Thầy hỏi: Em còn làm việc hôn?
           _Ngọc Nữ: Da, em mới về hưu rồi Thầy

Thầy nói: Mấy em biết là"Quan nhất thời,dân vạn đại", tới tuổi về hưu làm dân là vui chứ hỏng có buồn.
Đúng rồi,có thời gian đi gặp bạn bè như vầy là vui nhất rồi ha Thầy.

Photobucket

Bàn thu tiền cũng là nơi được"phó nhòm" chiếu cố hơi bị nhiều vì Thầy trò ai cũng tươi vui và ở tư thế sẵn sàng để.............chụp!

Photobucket

A! Thầy ở Đồng Nai mới qua kìa!Em mừng quá cứ sợ Thầy không đọc e.mail rồi không đến.
Thầy nói: Tới chứ,tới để gặp mấy em chứ.
Nghe xúc động và thương Thầy quá Thầy ơi!

Photobucket

Hiệp là người bấm máy nói: Đứng gần chụp hình chung đi để chứng tỏ đã làm xong nhiệm vụ!

Photobucket

Thầy nói:Nhỏ nầy có tiền vô là mắt nó sáng rỡ! Hihihi Thầy biết hết!

Photobucket

Cô cũng muốn đóng góp với tụi em,thương Cô quá!Cô có mặt là chúng em vui lắm rồi Cô à.

Photobucket

_Tân: Khóa sổ được chưa?Nhập tiệc được rồi!
                     _Phượng: OK! Bắt đầu nhập tiệc!                                             

                                            (Còn tiếp)                            
 

25 thg 4, 2011

CỤ BÀ 74 TUỔI LÀM "SAY LÒNG" KHÁN GIẢ TIẾNG HÁT MÃI XANH

 (Mask) – Lần đầu tiên trong một cuộc thi hát thí sinh “xin” được BGK cho thi lại và “xin” khán giả đừng vỗ tay ủng hộ trong phần thi của mình sau khi phải đột ngột ngưng phần thi giữa chừng vì được khán giả ủng hộ quá nhiều. Thí sinh đó chính là cụ bà 74 tuổi Lê Thị Nhung – người khiến đã khiến khán giả “say lòng” trong đêm chung kết 1 “Tiếng hát mãi xanh” tối 23/4.

Đúng như tiêu chí “Hát cho thỏa đam mê”, vượt qua hơn 2.200 thí sinh, 10 gương mặt xuất sắc nhất của cuộc thi “Tiếng hát mãi xanh” đã có những phần thi hát từ trái tim trong đêm chung kết 1 diễn ra tối 23/4 tại nhà hát Đài Truyền hình TPHCM. Dù là một cuộc thi “kén” khán giả khi chỉ dành cho người trung và cao niên nhưng với sức hấp dẫn khác thường đã giúp “Tiếng hát mãi xanh” hút được một lượng khán giả đến xem chật kín khán phòng nhà hát HTV và dành tặng những tràng pháo tay ủng hộ “tuyệt đối”.

 
Đêm thi chung kết 1 với thể loại nhạc trữ tình, lãng mạn được chia làm 2 phần với 2 đối tượng thí sinh. Mở màn phần thi cho thí sinh bảng 2 (từ  51 trở lên) là Triệu Văn Hân (sinh năm 1944) - thí sinh từng đoạt giải nhất cuộc thi "Tiếng hát Sinh viên toàn miền Bắc" năm 1969. Ông đã có phần trình diễn ca khúc Dư âm đầy sâu lắng và ấn tượng.

Cựu thanh niên xung phong đã có 17 năm làm công việc hướng dẫn viên du lịch tại Saigon Tourist Nguyễn Thanh Vân (sinh năm 1960) với chất giọng thanh và cao trình diễn ca khúc Suối mơ khá “tròn trịa”.

 Với chất giọng “trời phú” khi đang là giáo viên dạy bộ môn âm nhạc của Trung học cơ sở Mạch Kiếm Hùng, TP HCM, thí sinh Hoàng Ngọc Ánh (sinh năm 1959) đã thể hiện ca khúc Lặng lẽ nơi này đầy tự tin trên sân khấu.

Người bà, người mẹ từng là giáo viên dạy môn hóa học tại Pleiku, Gia Lai và đã chuyển vào TPHCM sống được 8 năm Nguyễn Thục Duyên (sinh năm 1960) với ca khúc dự thi Tôi đi giữa hoàng hôn khiến khán giả nhiều lần “lặng thinh” bởi chất giọng cao và mượt mà. Không chỉ sở hữu chất giọng tốt, đầy nội lực, Nguyễn Thục Duyên còn chinh phục khán giả lẫn BGK tối qua bởi phong cách trình diễn đầy tự tin khi hát trên sân khấu lớn mà cứ như “đang hát ở nhà”. Những màn pháo tay không ngớt mỗi khi chị cất tiếng hát là “phần thưởng” cho người phụ nữ tự tin này.

Mỗi thí sinh đều có thế mạnh riêng để khán giả lẫn BGK chờ đợi lắng nghe. Tuy nhiên, gương mặt được chờ đợi nhất trong đêm thi tối qua chính là cụ bà 74 tuổi Lê Thị Nhung. Ngay từ vòng thi sơ khảo và bán kết, cụ bà 74 tuổi này đã trở thành cái tên để mọi người ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ bởi bà đã có 8 người con và 14 người cháu cùng vài chắt nhưng lại có niềm đam mê ca hát khó tả. Ngày nhỏ, bà rất yêu ca hát, thấy lớp dạy nhạc thì thích mê và thường lén nghe thầy dạy mandolin chỉ bài cho các bạn, nghe tới đâu, ghi nhớ tới đó rồi nhân lúc bạn rảnh rỗi mà mượn đàn ra tập. Một lần mang đàn về nhà, cha bà nhìn thấy giận quá, đập nát cây đàn bà mượn vì cho rằng "xướng ca vô loài". Học hết lớp 8, bà nghỉ học, một thời gian sau thì lấy chồng. Năm 37 tuổi, chồng mất trong chiến tranh, bà một mình rời quê nhà Tây Ninh bồng bế 8 đứa con vào Long Khánh lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Năm 2002, Hội người cao tuổi địa phương tổ chức thi ca hát, bà tham gia cho vui rồi hát thành quen từ đó đến giờ. Tuy tuổi đã cao và sức có lẽ đã yếu nhưng niềm đam mê ca hát hoàn toàn không suy giảm trong con người  bà. Phần dự thi đầy hấp dẫn của cụ bà đã lấy không ít nước mắt của khán giả có mặt tại nhà hát Đài Truyền hình HTV tối qua là một phần thưởng xứng đáng với niềm đam mê âm nhạc của bà.

 

 

Ngay từ khi bước ra sân khấu với phần thi ca khúc Hoài cảm, bà Lê Thị Nhung đã nhận những màn vỗ tay không ngớt từ phía khán giả. Tự tin thể hiện phần dự thi, nhưng do quá “ngợp” trước sự ủng hộ của khán giả, cụ bà đột ngột dừng phần trình diễn và “xin” BGK cho mình được phép... thi lại nhưng “xin” với điều kiện khán giả đừng vỗ tay ủng hộ khi bà chưa hát hết bài. Đáp ứng yêu cầu “có một không hai” này, BGK đã đồng ý để bà Lê Thị Nhung tự tin thể hiện ca khúc Hoài cảm đầy xúc động. Với chất giọng “khỏe hơn so với lứa tuổi” của mình cùng niềm đam mê được hát, cụ bà 74 tuổi được xem là thí sinh hiếm hoi trong các cuộc thi hát được khán giả dành tràng pháo tay dài  nhất từ trước đến nay. Hoài cảm với giai điệu nhẹ và buồn, Lê Thị Nhung hát để dự thi như đang chính hát cho cuộc đời mình đã khiến không ít khán giả xúc động rơi nước mắt.

Tiếp tục đêm thi, thí sinh từng thi Tiếng hát Truyền hình năm 1997, 1998, vào đến bán kết cả hai lần nhưng không thể tiến xa hơn Phạm Anh Trường (sinh năm 1976) mở đầu cho thí sinh ở bảng 1 (từ 35 đến 50 tuổi). Với kinh nghiệm 2 lần “chinh chiến” tại các cuộc thi “Liên hoan tiếng hát truyền hình”, ca khúc Dấu tình sầuđược anh thể hiện khá thành công.

Anh nhân viên kinh doanh công ty Địa ốc Xây dựng tại TP HCM đã từng tham dự cuộc thi "Tiếng hát truyền hình" năm 1999 và lọt đến bán kết Hà Vũ Huy Hoàng (sinh năm 1975) tiếp tục đêm thi với ca khúcHà Nội ngày trở về đầy xúc động bởi chất giọng nhẹ nhàng và trầm ấm.

Gương mặt đã dẫn đầu bảng 1 khi đã từng đi thi "Tiếng hát truyền hình" đến hai lần, lần nào cũng dừng lại ở vòng bán kết Trương Thị Quang Sang (sinh năm 1976) đã khiến khán giả xem trực tiếp “choáng” bởi chất giọng cao vút không khác  một ca sĩ chuyên nghiệp với ca khúc Khát vọng. Với lợi thế về độ tuổi còn trẻ, ngoại hình bắt mắt, đặc biệt là chất giọng cao vút, đầy nội lực, Trương Thị Quang Sang đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía khán giả.

Người đàn bà bán trái cây tại chợ Thống Nhất, Đồng Nai - Trần Thị Kim Loan (sinh năm 1975) đã chinh phục khán giả khi trình diễn ca khúc Ly cà phê Ban Mê đầy cá tính. Sở hữu chất giọng mạnh mẽ và có phần hơi khàn, đặc biệt ngoại hình và phong cách biểu diễn cũng “na ná” Siu Black, Trần Thị Kim Loan được ví như “Siu em” tối qua.

Anh chàng diễn viên Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông sen Trần Thanh Quang (sinh năm 1972) khép lại đêm thi của 10 thí sinh với ca khúc Diễm xưa khá thuyết phục bằng chất giọng ấm của mình.

Sau 10 phần trình diễn hấp dẫn từ chính giọng hát mộc và gần gũi của 10 thí sinh, đêm chung kết 1 ở mảng nhạc trữ tình, lãng mạn đã kết thúc với nhiều dư vị ý nghĩa.

 

“Tiếng hát mãi xanh” do Đài Truyền hình HTV phối hợp với Công ty Truyền thông MayQ tổ chức. Kết thúc đêm thi chung kết 1, tối ngày 27/4 tới, 10 thí sinh sẽ tiếp tục chinh phục đêm chung kết 2 với dòng nhạc Dân ca và cách mạng.

Theo Mask online
Ảnh Lỹ Võ Phú Hưng

CỤ BÀ 74 TUỔI LÀM "SAY LÒNG" KHÁN GIẢ TIẾNG HÁT MÃI XANH


 (Mask) – Lần đầu tiên trong một cuộc thi hát thí sinh “xin” được BGK cho thi lại và “xin” khán giả đừng vỗ tay ủng hộ trong phần thi của mình sau khi phải đột ngột ngưng phần thi giữa chừng vì được khán giả ủng hộ quá nhiều. Thí sinh đó chính là cụ bà 74 tuổi Lê Thị Nhung – người khiến đã khiến khán giả “say lòng” trong đêm chung kết 1 “Tiếng hát mãi xanh” tối 23/4.

Đúng như tiêu chí “Hát cho thỏa đam mê”, vượt qua hơn 2.200 thí sinh, 10 gương mặt xuất sắc nhất của cuộc thi “Tiếng hát mãi xanh” đã có những phần thi hát từ trái tim trong đêm chung kết 1 diễn ra tối 23/4 tại nhà hát Đài Truyền hình TPHCM. Dù là một cuộc thi “kén” khán giả khi chỉ dành cho người trung và cao niên nhưng với sức hấp dẫn khác thường đã giúp “Tiếng hát mãi xanh” hút được một lượng khán giả đến xem chật kín khán phòng nhà hát HTV và dành tặng những tràng pháo tay ủng hộ “tuyệt đối”.

 
Đêm thi chung kết 1 với thể loại nhạc trữ tình, lãng mạn được chia làm 2 phần với 2 đối tượng thí sinh. Mở màn phần thi cho thí sinh bảng 2 (từ  51 trở lên) là Triệu Văn Hân (sinh năm 1944) - thí sinh từng đoạt giải nhất cuộc thi "Tiếng hát Sinh viên toàn miền Bắc" năm 1969. Ông đã có phần trình diễn ca khúc Dư âm đầy sâu lắng và ấn tượng.

Cựu thanh niên xung phong đã có 17 năm làm công việc hướng dẫn viên du lịch tại Saigon Tourist Nguyễn Thanh Vân (sinh năm 1960) với chất giọng thanh và cao trình diễn ca khúc Suối mơ khá “tròn trịa”.

 Với chất giọng “trời phú” khi đang là giáo viên dạy bộ môn âm nhạc của Trung học cơ sở Mạch Kiếm Hùng, TP HCM, thí sinh Hoàng Ngọc Ánh (sinh năm 1959) đã thể hiện ca khúc Lặng lẽ nơi này đầy tự tin trên sân khấu.

Người bà, người mẹ từng là giáo viên dạy môn hóa học tại Pleiku, Gia Lai và đã chuyển vào TPHCM sống được 8 năm Nguyễn Thục Duyên (sinh năm 1960) với ca khúc dự thi Tôi đi giữa hoàng hôn khiến khán giả nhiều lần “lặng thinh” bởi chất giọng cao và mượt mà. Không chỉ sở hữu chất giọng tốt, đầy nội lực, Nguyễn Thục Duyên còn chinh phục khán giả lẫn BGK tối qua bởi phong cách trình diễn đầy tự tin khi hát trên sân khấu lớn mà cứ như “đang hát ở nhà”. Những màn pháo tay không ngớt mỗi khi chị cất tiếng hát là “phần thưởng” cho người phụ nữ tự tin này.

Mỗi thí sinh đều có thế mạnh riêng để khán giả lẫn BGK chờ đợi lắng nghe. Tuy nhiên, gương mặt được chờ đợi nhất trong đêm thi tối qua chính là cụ bà 74 tuổi Lê Thị Nhung. Ngay từ vòng thi sơ khảo và bán kết, cụ bà 74 tuổi này đã trở thành cái tên để mọi người ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ bởi bà đã có 8 người con và 14 người cháu cùng vài chắt nhưng lại có niềm đam mê ca hát khó tả. Ngày nhỏ, bà rất yêu ca hát, thấy lớp dạy nhạc thì thích mê và thường lén nghe thầy dạy mandolin chỉ bài cho các bạn, nghe tới đâu, ghi nhớ tới đó rồi nhân lúc bạn rảnh rỗi mà mượn đàn ra tập. Một lần mang đàn về nhà, cha bà nhìn thấy giận quá, đập nát cây đàn bà mượn vì cho rằng "xướng ca vô loài". Học hết lớp 8, bà nghỉ học, một thời gian sau thì lấy chồng. Năm 37 tuổi, chồng mất trong chiến tranh, bà một mình rời quê nhà Tây Ninh bồng bế 8 đứa con vào Long Khánh lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Năm 2002, Hội người cao tuổi địa phương tổ chức thi ca hát, bà tham gia cho vui rồi hát thành quen từ đó đến giờ. Tuy tuổi đã cao và sức có lẽ đã yếu nhưng niềm đam mê ca hát hoàn toàn không suy giảm trong con người  bà. Phần dự thi đầy hấp dẫn của cụ bà đã lấy không ít nước mắt của khán giả có mặt tại nhà hát Đài Truyền hình HTV tối qua là một phần thưởng xứng đáng với niềm đam mê âm nhạc của bà.

 

 

Ngay từ khi bước ra sân khấu với phần thi ca khúc Hoài cảm, bà Lê Thị Nhung đã nhận những màn vỗ tay không ngớt từ phía khán giả. Tự tin thể hiện phần dự thi, nhưng do quá “ngợp” trước sự ủng hộ của khán giả, cụ bà đột ngột dừng phần trình diễn và “xin” BGK cho mình được phép... thi lại nhưng “xin” với điều kiện khán giả đừng vỗ tay ủng hộ khi bà chưa hát hết bài. Đáp ứng yêu cầu “có một không hai” này, BGK đã đồng ý để bà Lê Thị Nhung tự tin thể hiện ca khúc Hoài cảm đầy xúc động. Với chất giọng “khỏe hơn so với lứa tuổi” của mình cùng niềm đam mê được hát, cụ bà 74 tuổi được xem là thí sinh hiếm hoi trong các cuộc thi hát được khán giả dành tràng pháo tay dài  nhất từ trước đến nay. Hoài cảm với giai điệu nhẹ và buồn, Lê Thị Nhung hát để dự thi như đang chính hát cho cuộc đời mình đã khiến không ít khán giả xúc động rơi nước mắt.

Tiếp tục đêm thi, thí sinh từng thi Tiếng hát Truyền hình năm 1997, 1998, vào đến bán kết cả hai lần nhưng không thể tiến xa hơn Phạm Anh Trường (sinh năm 1976) mở đầu cho thí sinh ở bảng 1 (từ 35 đến 50 tuổi). Với kinh nghiệm 2 lần “chinh chiến” tại các cuộc thi “Liên hoan tiếng hát truyền hình”, ca khúc Dấu tình sầuđược anh thể hiện khá thành công.

Anh nhân viên kinh doanh công ty Địa ốc Xây dựng tại TP HCM đã từng tham dự cuộc thi "Tiếng hát truyền hình" năm 1999 và lọt đến bán kết Hà Vũ Huy Hoàng (sinh năm 1975) tiếp tục đêm thi với ca khúcHà Nội ngày trở về đầy xúc động bởi chất giọng nhẹ nhàng và trầm ấm.

Gương mặt đã dẫn đầu bảng 1 khi đã từng đi thi "Tiếng hát truyền hình" đến hai lần, lần nào cũng dừng lại ở vòng bán kết Trương Thị Quang Sang (sinh năm 1976) đã khiến khán giả xem trực tiếp “choáng” bởi chất giọng cao vút không khác  một ca sĩ chuyên nghiệp với ca khúc Khát vọng. Với lợi thế về độ tuổi còn trẻ, ngoại hình bắt mắt, đặc biệt là chất giọng cao vút, đầy nội lực, Trương Thị Quang Sang đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía khán giả.

Người đàn bà bán trái cây tại chợ Thống Nhất, Đồng Nai - Trần Thị Kim Loan (sinh năm 1975) đã chinh phục khán giả khi trình diễn ca khúc Ly cà phê Ban Mê đầy cá tính. Sở hữu chất giọng mạnh mẽ và có phần hơi khàn, đặc biệt ngoại hình và phong cách biểu diễn cũng “na ná” Siu Black, Trần Thị Kim Loan được ví như “Siu em” tối qua.

Anh chàng diễn viên Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông sen Trần Thanh Quang (sinh năm 1972) khép lại đêm thi của 10 thí sinh với ca khúc Diễm xưa khá thuyết phục bằng chất giọng ấm của mình.

Sau 10 phần trình diễn hấp dẫn từ chính giọng hát mộc và gần gũi của 10 thí sinh, đêm chung kết 1 ở mảng nhạc trữ tình, lãng mạn đã kết thúc với nhiều dư vị ý nghĩa.

 

“Tiếng hát mãi xanh” do Đài Truyền hình HTV phối hợp với Công ty Truyền thông MayQ tổ chức. Kết thúc đêm thi chung kết 1, tối ngày 27/4 tới, 10 thí sinh sẽ tiếp tục chinh phục đêm chung kết 2 với dòng nhạc Dân ca và cách mạng.

Theo Mask online
Ảnh Lỹ Võ Phú Hưng