10 thg 1, 2011

LỄ KỲ YÊN 2010 (TẬP 2)

Sáng 17.11 Âm lịch  hai chị em lên đình thiệt sớm,hôm nay công việc có phần rảnh rỗi hơn,người đi cúng cũng không tập trung nhiều như hai hôm trước,nhưng từ sáng sớm đến tối vẫn còn đông người đi cúng tạ ơn.

Hai chị em tranh thủ đi lạy một vòng các bàn thờ trong đình,miễu và các bàn thờ xung quanh sân đình,rồi vội vã chụp vài tấm hình kỷ niệm của từng năm.

Photobucket

Chị Oanh ngày xưa đi công quả thì xông xáo khu vực nhà bếp,sau nầy vì lý do sức khỏe nên chị phụ làm thư ký ghi sổ công đức.Quá trình công quả ở đình thì chị Oanh thâm niên hơn mình rất nhiều,những người già, trẻ ở đình ai cũng quý mến chị lắm.

Photobucket

Khi bộ phận thư ký thiếu người nhất là những năm đáo lệ số người đi cúng đông đúc, lúc đó chị Oanh giới thiệu mình  vô phụ mấy ngày,thấy không khí lễ Kỳ Yên mình rất thích vậy là tình nguyện mỗi năm lên đình công quả mấy ngày để được dịp nhìn ngắm lễ hội của quê mình.

 Nhờ có máy ảnh nên chụp được những hình ảnh diễn tiến của lễ Kỳ Yên để làm kỷ niệm về sau.

Photobucket

Hôm nay có xuất hát trưa vì thế bà con cô bác đi cúng xong là ở lại coi hát luôn,ai cũng đã chuẩn bị nào là nước uống,quạt giấy,khoai lang hay bắp luộc để dùng thay bữa cơm trưa,có người còn đem ghế salon dựa cho bà nội hay bà ngoại ngồi coi cho đỡ mõi lưng nữa.

Thật ra hát đình ngày xưa cũng là một nghi lễ trước là hát hầu thần sau là cho dân làng giải trí trong những ngày lễ hội, nhưng tam niên đáo lệ có nghĩa là ba năm mới hát một lần nên bà con cô bác ít ai bỏ qua mấy xuất hát đình.

Những vở tuồng phải có nội dung và kết cục có hậu,chính phải thắng tà,trung thần phải thắng quân gian nịnh để phò vua chúa.

Photobucket

Kép Trọng Nghĩa trong vở Lưu Kim Đính vừa bước ra với bộ đồ võ màu trắng đã nghe khán giả nhất là các dì lớn tuổi xít xoa trầm trồ:"Bảnh quá!Mặc đồ mới quá!"

Photobucket

Rồi tới mấy cô đào võ thiệt là oai phong lẫm liệt,áo quần mới tinh đủ màu sắc lấp lánh ai cũng nhìn mê mẫn!

Photobucket < Photobucket

Lưu Kim Đính ra trận vừa giao chiến vừa trêu ghẹo tướng tài!

Photobucket 

Vừa hết màn cuối thì dì sáu và dì chín đã đem hoa lên tặng cho đoàn khiến đào kép ai cũng xúc động và cám ơn rối rít.Dì sáu với dì chín rất ái mộ con cháu nghệ sĩ nên không bỏ sót một xuất hát nào và luôn chuẩn bị bông hoa để tặng.

Photobucket

Dì Sáu đã chuẩn bị giỏ hoa từ 5 giờ chiều để tặng cho diễn viên nổi tiếng Kim Tử Long.

Khán giả ái mộ mến thương còn diễn viên thì hát diễn hết mình,không khí mấy xuất hát đình thật là vui vẻ,chan hòa tình cảm đôi bên.Cho nên dù hát tới  khuya lắt khuya lơ mà không thấy ai bỏ về nửa chừng.

Đến ngày 18.11 Âm lịch là ngày cuối cùng,khách gần xa vẫn còn dâng hương cúng bái.Có người đi làm rất xa cũng vội vã trở về lạy tạ ơn trên.

Hôm nay còn một xuất hát nữa là làm lễ Tôn Vương.

Xuất hát cuối cùng để làm lễ Tôn Vương luôn là những vở tuồng kết thúc có hậu.Vua, tôi vui mừng ngày chiến thắng quân thù,Vua ban yến tiếc cho triều thần và thần dân trăm họ

Photobucket 

Màn cuối của vở tuồng "Sở Vân cứu Chúa" đã hết.Tất cả diễn viên ở lớp cuối đang chuẩn bị làm lễ "Tôn Vương"

Photobucket

Toàn thể ban Quý tế và học trò lễ đang làm lễ "Tôn Vương "

Photobucket

Vua đang ra lệnh cho quan quân bước xuống sân khấu đi thẳng vào chánh điện để lạy tạ Thần Linh

Photobucket

Vua đang cầu xin và bái tạ ơn trên phò hộ cho mưa thuận gió hòa,mùa màng tươi tốt,con cháu được sống trong cảnh ấm no sung túc

Photobucket

Diễn viên trong đoàn đang bước xuống sân khấu tiến về phía chánh điện

Photobucket Photobucket

Vua đang bưng khay rượu vào chánh điện để lạy tạ ơn Thần linh.

Photobucket

Ban Quý tế đứng đón vua,quan đang trở lại sân khấu sau khi đã lạy tạ Thần linh phù hộ cho đoàn hát hoàn thành thật tốt mấy xuât hát và  lưu diễn đó đây được thuận lợi

Photobucket Photobucket

Vậy là kết thúc lễ "Tôn Vương".Đúng ra là sau khi làm lễ "Tôn Vương" thì đoàn hát cũng dọn đi nhưng năm nào cũng có mạnh thường quân cúng thêm một xuất hát nữa nên bà con lại được coi thêm một tuồng tích khác.Đúng là một mùa lễ hội ở Dĩ An quê tôi.

Photobucket 

Sau đó,một vị trưởng lão trong ban Quý tế cầm dùi đánh nhiều hồi trống để bắt đầu lễ "Đàn cả" là một lễ rất quan trọng trong lễ Kỳ Yên.Trong mỗi nghi thức lễ đều phải có sự chứng kiến của vị Trưởng Ban Quý Tế hay còn gọi là Chánh tế.

Lễ "Đàn cả" diễn tiến hơn một giờ đồng hồ,gồm ba tuần rượu và một tuần trà,quy tụ toàn thể ban Quý tế,học trò lễ  và ban nhạc lễ.Sau nầy mình sẽ viết một bài chi tiết về diễn tiến lễ Kỳ Yên rất trang trọng và đậm màu sắc văn hóa dân tộc cổ truyền.

Photobucket
 
Rồi cửa đình đóng lại,kết thúc mùa lễ hội Kỳ Yên nhộn nhịp.
 
Photobucket
 
Là lúc cảm thấy buồn man mác vì cành vật bỗng trở nên hoang vắng trong gió chiều hiu hắt.
 
Photobucket 
 
Mỗi năm lên đình để tìm thấy những hình ảnh quá đổi thân thương,để lại trong lòng nhiều xuyến xao,xúc động!
 
Photobucket
 
Bà lão miền quê Nam bộ,miệng bỏm bẽm nhai trầu khoe rằng"Con ơi,nhờ Ông phù hộ mà bà năm nào cũng khỏe mạnh để lên đình,bà hỏng biết nhức tay nhức chưn gì hết trơn hết trọi".Nghe lời nói thiệt thà mà thương gì đâu,cầu mong cho bà luôn khỏe mạnh để mỗi năm lại thấy bà đến thắp nhang lạy tạ Ông.
 
Photobucket
 
Sáng sớm tinh sương đã thấy dáng ông út lom khom quét dọn khắp nơi,tuổi càng cao càng khắn khít với đình làng yêu dấu.
Photobucket
 
Còn "Ông từ" giữ đình thì luôn tận tụy với công việc của mình,ông lo chuyện thắp nhang đèn mỗi khi hành lễ.
 
Photobucket
 
Quét dọn,lau chùi chánh điện lúc nào cũng sạch sẻ,sáng bóng như gương
 
Photobucket
 
Nhìn ông từ thiệt là hiền hậu,đáng kính,chắc chắn ông sẽ được Ông thần đình phù hộ cho mạnh khỏe,trường thọ.
 
Photobucket
 
Sau khi việc đình làng xong xuôi, ông từ giờ đây đã yên tâm nằm đong đưa nhịp võng bên rừng cây râm mát,mong ông có một giấc ngủ thật ngon lành sau những ngày thức khuya dậy sớm công quả hết lòng cho lễ hội Kỳ Yên nầy.

2 nhận xét:

  1. Đình đẹp, trang nghiêm, nhiều cây xanh nên thanh bình và lãng mạn quá.

    Trả lờiXóa
  2. Hội nhiều yếu tố để chị càng yêu mến ngôi đình Dĩ An phải hôn em?

    Trả lờiXóa