4 thg 1, 2010

LỄ KỲ YÊN 2009(tiếp theo)

Năm nào ngôi đình Dĩ An cũng được trang hoàng thật lộng lẫy để tưởng nhớ đến công đức của Ông đã luôn phù hộ cho con cháu được bình yên,làm ăn thuận lợi. Photobucket Photobucket Photobucket

Trên mỗi bàn thờ đều có một đôi rồng do một nghệ nhân ở Lái Thiêu kết bằng các loại trái như cau kiểng,ớt sừng rất đẹp và còn cử động được nữa đó.Photobucket

Đình làng tôi khang trang,lộng lẫy biết bao !

Sau khi sắc Thần đưa về đình thì không khí bắt đầu nhộn nhịp ,người dân bắt đầu đi cúng bái.Nhưng trong ngày15.11 ÂL thì có vẻ thong thả hơn vì ngày chính là 16.11 ÂL Photobucket Nơi thờ 5 vị Phật Bà,cũng đã chuẩn bị những mâm nhà vàng thật đẹp mắt!

Photobucket Trong ngày 15.11 ÂL vào lúc nửa đêm ban Quý Tế tề tựu làm lễ yết,tức là tế sống một con heo,sau đó làm thật sạch sẽ dâng lên cúng Thần.

Photobucket 

Rồi cũng bắt đầu từ lúc nửa đêm nầy người dân tấp nập đến đình dâng lễ vật cúng bái suốt đêm tới sáng 16 ÂL,lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Photobucket

Trong ngày 16 ÂL thì lượng người đi cúng rất đông và đặc biệt  có các hội đình bạn tới cúng viếng rất thân tình. Photobucket

Có nhiều bà lão mắt mờ, tay chân run rẩy nhưng năm nào cũng đến bàn tôi với vẻ thành kính và nói:" Cho Bà gởi chút tiền cúng Ông",thật là xúc động !

Photobucket

Theo tục lệ từ ngàn xưa sau khi đã cúng bái Ông thì phải ở lại ăn bữa cơm đình,coi như hưởng lộc của Ông và cũng để ban Quý Tế tạ ơn mọi người đã đóng góp tiền của sửa sang đình và tổ chức lễ hội hàng năm. Photobucket Photobucket

.

Photobucket Photobucket

Không thể quên những người đã công quả suốt mấy ngày đêm ở khu vực nhà bếp,không quãn ngại thức khuya dậy sớm mặc dù có nhiều Dì đã rất lớn tuổi,họ chỉ nghĩ làm tất cả vì Ông với tấm lòng tôn kính

 

Photobucket Photobucket

Chuẩn bị dọn bàn ăn rất chu đáo

Photobucket

Còn đây là bộ phận kế toán thu tiền và ghi sổ vàng cảm tạ công đức của mọi người dân đến cúng đình

Mặc dù bận rộn suốt mấy ngày đêm nhưng ai cũng cười tươi như hoa trong ngày lễ hội quan trọng của quê hương mình,một thứ tình cảm rất thiêng liêng, đáng trân trọng.

Photobucket

Khoảng 3 giờ chiều thì lễ hội dần tan,ban Quý Tế làm một lễ cuối nữa gọi là lễ tống khách,tống phong !

Tống khách có nghĩa là tống tiễn những vị khách mời như quan quân,tướng sĩ quanh vùng,

Tống phong có nghĩa là tống đi những cái xấu,những cô hồn lãng vãng quanh vùng gây điều xấu cho dân làng Photobucket

Ban Quý Tế,các học trò lễ và ông Thầy pháp đang làm lễ

Photobucket

Ông Thầy pháp đang đọc thần chú để tống phong

Photobucket

Sau khi ông Thầy pháp đã để thức ăn là một con gà luộc,trái cây lên chiếc tàu bằng giấy thì người ta sẽ đem ra sông để thả trôi đi.Coi như những điều xấu sẽ trôi theo dòng nước,dân làng sẽ bình yên vui sống.

Mặc dù đã xong lễ cuối nhưng vẫn còn những người khách đến dâng hương cúng Ông. Photobucket

Nhìn ra sân đình mới xôn xao đó mà giờ đã vắng lặng,chợt nghe lòng buồn man mác gì đâu. Photobucket

Nhớ một câu hát "....mắt buồn vin ngọn cây...." sao giống mình lúc nầy ghê ! Photobucket

Nhìn cảnh vật quanh đình trong ánh nắng vàng nhạt buổi chiều và những cơn gió thoảng cuối năm sao tự nhiên thấy buồn quá!Cảm giác nầy năm nào cũng vậy,không buồn mùa nào cớ sao lại buồn vào mùa xuân!?

Photobucket

Photobucket 

 

Lễ Kỳ Yên đã thật sự tan rồi!Tạm biệt ngôi đình thương mến !

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét