-
Mỗi lần về thăm quê Nội lại có dịp đi ngang dòng sông Đồng Nai hiền hòa , yên ả . Những lần như thế bỗng sống lại những kỷ niệm của tuổi thơ .
Ngày xưa lúc 6 ,7 tuổi chị em mình sống cùng với Nội , (vì ba đi lính xa nhà má phải đi theo)ngày đó mình mới học lớp năm (lớp 1 bây giờ) tại trường Nữ tiểu học Biên Hòa . Cứ mỗi buổi chiều là nội dắt mấy đứa cháu xuống bến sông để tắm gội còn Nội và Cô Tư thì giặt đồ .Mấy bà cháu ngồi trên chiếc xích lô đạp và bọn mình thích nhất là lúc xe đổ dốc xuống bờ sông....
Hay có khi mấy chị em con Cô con Cậu , con gái con trai đông lắm rủ nhau đi lăn dưa Tết , nhè lăn trái dưới cùng thế là đống dưa đổ xuống người ta rượt xúm nhau chạy có cờ nhưng trên tay vẫn giữ chặt chiến lợi phẩm , rồi ôm dưa xuống mé sông bổ ra ăn coi khoái chí lắm ! Sao lúc đó hỏng biết sợ là gì ?????( Như vậy người ta gọi là dân đá cá lăn dưa đó ! ) ÔI Trời đất ơi !!!! Tuổi thơ mình sao dữ dội vậy ????
Hôm nào có gió lớn là nguyên đám lâu la chạy ùa xuống dốc sân banh để lượm trái me keo , hồi đó có hàng me keo nhiều trái lắm , tha hồ lượm rồi lại cũng mang ra bờ sông "xử" !
Có một chiếc xe đạp mấy chị em thay phiên nhau tập chạy , cứ đẩy xe lên đầu dốc rồi thả dốc chạy bon bon , cứ thế mà đứa nào cũng biết chạy xe.....
Vậy chứ hồi đó nghe Nội kể vào năm Thìn con sông Đồng Nai"nổi giận" làm dân tình khốn đốn , chợ dưới Biên Hòa chìm trong dòng nước chỉ còn ló lên cái nóc chợ như cái nón lá vậy ! Người xưa Biên Hòa không bao giờ quên chuyện " Năm Thìn bảo lụt " !
Bây giờ cảnh sông Đồng Nai đổi khác nhiều rồi !Bến sông xưa giờ đã là công viên với nhiều cây xanh , hoa lá thật đẹp mắt !
Con đường xưa bây giờ thật thơ mộng với hàng phượng xanh tươiMé sông được xây bờ kè vừa để bảo vệ vừa tạo nên cảnh quang đô thịLại thêm cây cầu Mới trông thật lã lướt trên dòng sông quê Nội .Mái đình ngày nào giờ cũng đã xây dựng khang trang .Cảnh về đêm trên bến sông cũng muôn màu rực rở .Tất cả đều đã khang trang , đổi mới như để chào mừng Biên Hòa 310 năm hình thành và phát triển .
Yêu thiên nhiên, yêu màu tím, thích ca hát, nghe những tình khúc vượt thời gian, uống cafe nghe nhạc và tán gẫu với bạn bè, ghiền xách máy ảnh lang thang...............
24 thg 12, 2008
DÒNG SÔNG TUỔI NHỎ
18 thg 12, 2008
SILENT NIGHT
Giáo đường ngân tiếng chuông đêm
Mình tôi lặng lẽ bên thềm tuyết rơi
Silent night .............mù khơi
Nhớ đêm thánh lễ xa xôi thuở nào
Sương rừng lạnh buốt trăng sao
Cao cung thánh lễ em vào đêm đông
Ví cảm tôi nhắc nhủ lòng
Dìu em tiếng hát theo dòng thánh ca
Rồi tan lễ................rồi chia xa......
Giật mình ngoảnh lại những là bao năm
Silent night .................xa xăm
Trùng dương tiếng hát " Đêm đông " vọng về
Đêm Noel 2008
Thơ Nguyễn Song Anh
16 thg 12, 2008
NGÀY HỘI CỦA QUÊ HƯƠNG
LỄ HỘI KỲ YÊN
Mỗi năm cứ vào ngày 16.11 Âm lịch đình Dĩ An long trọng tổ chức lễ hội Kỳ yên . Được gọi là Kỳ yên vì đến kỳ hạn một năm cúng tế một lần để cầu nguyện cho quốc thái dân an .
Tại vùng Dĩ An có rất nhiều đình như : đình Tân Ninh, đình Đông Tác ,đình Đông Yên…….duy chỉ có đình Dĩ An là nỗi tiếng linh thiêng nhất.Mỗi năm vào ngày nầy dân chúng khắp nơi lũ lượt về cúng đình , từng mâm heo quay chín vàng , sóng sánh mỡ , từng mâm xôi nếp mới thơm lừng , nhang đèn , hoa quả tấp nập dâng lên cúng Thần . Dân làng tin , họ đến cầu xin và được Thần giúp , Thần ban ơn phước , ban tài lộc , do đó họ đến cầu nguyện , cúng bái với tất cả tấm lòng thành , lòng tri ơn sâu sắc.
Lễ cúng Kỳ yên , đáo lệ còn mang một sắc thái đặc biệt khác . Bên cạnh niềm tin , lòng tri ơn , trên nét mặt dân làng còn thể hiện niềm vui rộn rã , nỗi hân hoan tràn ngập . Dân làng nô nức vui chơi . Từ các cụ già cho tới các em nhỏ , trai gái trong làng dập dìu kéo tới đình cúng bái , tạ ơn .
Đặc trưng của nền văn hóa dân tộc : đình tiêu biểu một cách rõ rệt cho những sinh hoạt có tính cách văn hóa truyền thống của dân làng ở những vùng thôn quê , nó chứng tỏ một nền văn hóa phong phú lâu đời của dân tộc ta từ ngàn xưa. Công ơn to lớn của ông cha ta đã đổ bao nhiêu công sức , mồ hôi , nước mắt , thậm chí xương máu để khai phá , lập nghiệp , biến vùng đất hãy còn hoang dã , đầy dẫy những bệnh tật , thú dữ , thành một vùng đất màu mỡ , một Dĩ An trù phú và phát triển như ngày nay.
Lòng biết ơn sâu sắc của người dân miền Nam nói chung , của dân làng Dĩ An nói riêng đối với các bậc tiền nhân đã dày công dựng nước , giữ nước , khai phá , mở mang vùng đất mà họ đang sinh sống an cư , lạc nghiệp .
(Bài viết trích trong quyển “ Dĩ An Đất Nước và Con Người ” của Thầy Lê Hữu Hiền)
Sau đây là một số hình ảnh mình cố gắng thu thập để giới thiệu với tất cả mọi người về nét văn hóa độc đáo nầy tại Dĩ An
